Folge uns
iBookstore
Android app on Google Play
Gefällt mir
Ein Programm der Universität Leiden
Chú chim ngắm nhìn vũ trụ

Vũ trụ của em

26. September 2012, Ho Chi Minh city

Bạn đã từng bao giờ nhìn lên bầu trời và tưởng tượng những hình dạng thú vị của đám mây chưa? Các nhà thiên văn học cũng làm vậy đấy, những đám mây mà họ nhắm tới đó là tinh vân và chúng ở xa tít trong vũ trụ. Không giống những đám mây trên trái đất được ngưng tụ bởi nước, cấu thành nên các tinh vân lại là khí và bụi. Các nhà thiên văn học nhìn thấy được hình dạng cái đầu của một chú chim trong những chỗ xoáy tít của đám mây này và đặt tên cho nó là tinh vân Seagull (tinh vân chim biển).

Khí và bụi đều lạnh, vì thế chúng không thể rực lên ánh sáng đủ sáng để đôi mắt ta thấy được – vật thể nào càng nóng thì chúng càng tỏa sáng. Và ngược lại cũng vậy. Nếu bạn đã từng chạm vào bóng đèn tròn mà đã được bật một lúc, bạn sẽ nhận thấy rằng, à chúng rất nóng! Tinh vân trong bức ảnh này tỏa sáng rực rỡ với màu đỏ chói bởi vì có một ngôi sao rất nóng nằm ở trung tâm, bạn có thể thấy nó ở đây như “con mắt của chim biển”. Lượng nhiệt từ ngôi sao này đã làm các khí xung quanh ấm lên, khiến nó trở nên bừng sáng dịu kỳ.

Có một lớp phủ mờ mờ màu xanh vắt ngang bức ảnh nữa, bạn thấy nó chứ? Đó là bụi mà sức nóng từ các ngôi sao trẻ trong tinh vân này đã làm đám mây bụi trở nên rực rỡ hơn. Ánh sáng từ các ngôi sao đánh bật vào các hạt bụi khiến chúng hiện lên rõ rệt tương tự như cách mà bạn cầm một ngọn đuốc đi tìm món đồ chơi của bạn trong căn phòng tối: bạn thấy được chúng bởi vì ánh sáng từ ngọn đuốc đánh bật vào món đồ chơi và truyền ngược vào đôi mắt bạn.

Bức ảnh này chỉ cho thấy một phần nhỏ của tinh vân này. Toàn bộ đám mây trải tung đôi cánh của mình trong vũ trụ bao la bất tận như một chú chim đang sải cánh tung bay! Hãy nhấn vào đây để xem nhé.

Bạn có biết

Ngôi sao nằm ở giữa bức tranh (“con mắt của chim biển”) có người bạn đồng hành chung đó. Hai ngôi sao này cùng quay xung quanh nhau, và chúng được gọi là sao đôi!   

Share:

Mehr Neuigkeiten
14 September 2020
10 September 2020
3 September 2020

Bilder

Vögel beobachten im Weltraum
Vögel beobachten im Weltraum

Printer-friendly

PDF File
993,7 KB